TÁI CẤU TRÚC CHUYÊN NGHIỆP
Tái cấu trúc chuyên nghiệp là câu chuyện gây ra sự bàn tán của các doanh nghiệp đang mon men quá độ lên chuyên nghiệp phát triển. Vậy làm sao lên chuyên nghiệp, lắng nghe, đây:
1. Nhận thức
Nhận thức lãnh đạo, phải hiểu rõ các nguyên tắc:
Sự cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo phải biết thống nhất mục đích và phương hướng đi lên chuyên nghiệp của tổ chức. Tạo ra môi trường lôi cuốn toàn bộ nhân viên cùng tham gia và hướng đến mục tiêu chung của sự chuyên nghiệp. Lãnh đạo không cam kết thực hiện mà chỉ vỗ ngực hô khẩu hiệu “chuyên nghiệp, chuyên nghiệp” quát tháo nhân viên thì chắc chắn mục tiêu không có kết quả.
Sự tham gia của nhân viên: Tất cả nhân viên ở các cấp phải nhận thức rõ là đã đến lúc thay đổi. Và sự thay đổi, chuyên nghiệp của tổ chức đến từ sự thay đổi, chuyên nghiệp của từng cá nhân. Sự tham gia đầy đủ và đồng lòng của tất cả nhân viên các cấp sẽ tạo ra năng lực tổng hợp để đi lên sự chuyên nghiệp. Vấn đề này phải được tổ chức đào tạo nhận thức chung toàn công ty, và cam kết sự tham gia của mình. Ai thể hiện sự thiếu quyết tâm, bất hợp tác buộc phải dừng. Và lãnh đạo phải hiểu rõ nguyên tắc này để hướng toàn bộ nhân viên cùng tham gia.
Tái cấu trúc nhân sự: Trong quá trình thực hiện chuyên nghiệp, quá trình tái cấu trúc nhận sự luôn song hành. Hiểu ở đây, Lãnh đạo phải sẵn sàng và quyết liệt sắp xếp bố trí lại nhân sự, sẵn sàng loại bỏ các cá nhân không cùng ekip và có thể chấp nhận loại bỏ cả hệ thống cũ song song với việc bố trí tận dụng hợp lý nguồn nhân lực sẵn có. Lãnh đạo mà yếu tim sợ sệt thì chắc chắn sẽ thất bại và dậm chân tại chỗ.
2. Gia tăng số lượng nhân viên
Nhân viên quản lý: Sự phát triển của tổ chức lên chuyên nghiệp phụ thuộc rất nhiều đội ngũ quản lý, Quá độ lên thời kỳ chuyên nghiệp chắc chắn giai đoạn này tổ chức sẽ có rất ít quản lý, hoặc quản lý rất kém vì bởi lẽ nếu có số lượng quản lý đông và tài năng thì công ty đã chuyên nghiệp từ lâu. Giai đoạn này cần chắc lọc nhân viên hiện có và có khả năng quán xuyến để đôn lên quản lý. Thứ hai là thực hiện chiến lực Head hunter mà các ông kẹ đã thực hiện. Song ánh, Tổ chức phải chấp nhận loại bỏ hoặc điều chuyển vị trí các quản lý kém năng lực cả về chuyên môn lẫn tầm hạn quản lý. Giai đoạn này, thật sự rất khó khăn cho quản lý để ra các quyết định về sa thải hay chấm dứt tình nghĩa. Nhưng đành phải chấp nhận, không tuân thủ nguyên tắc này rất khó lên chuyên nghiệp
Nhân viên cơ bản: Gia tăng số lượng nhân viên với cấp số nhân là điều hết sức quan trọng và mục đích chính là sàng lọc, thanh lọc đội ngũ cũ và hơn nữa là tăng độ mạnh về lượng cho tổ chức. Không có tổ chức nào thực sự chuyên nghiệp khi số lượng chỉ vài chục, đó là công ty gia đình. Tổ chức dịch vụ > 100, tổ chức sản xuất > 500… Lúc này thì mới tính tới việc nói chuyện chuyên nghiệp. Chiến lược dòng nước chảy cho nhân sự giai đoạn này thật sự cần được áp dụng, mục đích cuối cùng là tạo ra đội quân đủ đông, đủ mạnh và hợp với văn hoá của tổ chức.
3. Giao tiếp của lãnh đạo
Giai đoạn tiền chuyên nghiệp, đa số các lãnh đạo phát triển và ứng xử rất hoan sơ, được gọi là giao tiếp ứng xử gia đình. Việc nhận thức thay đổi về nguyên tắc ứng xử của lãnh đạo trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Chuẩn mực và nguyên tắc là hai từ mà lãnh đạo cần hết sức chú tâm khi phát ngôn. Tầm hạn của lãnh đạo cũng sẽ thể hiện rõ ở giai đoạn này, Lãnh đạo cần phải biết điều tiết cảm xúc và phát triển tổ chức theo cơ chế, theo dạng “Bớt chửi bới, la ré”. Lãnh đạo mà còn giữ văn hoá nông dân thì nhân viên phát chán, lo sợ và, lãnh đạo không chuyên nghiệp thì lấy đâu mà nhân viên chuyên nghiệp.
4. Cơ sở vật chất, hạ tầng
Chuyên nghiệp từ phong cách nhân viên đến hình thức, bộ mặt cũng công ty cũng khá quan trọng. Không thể chuyên nghiệp nếu anh làm việc trong chỗ làm như cái ổ chuột, trong một điều kiện thiếu thốn từ ánh sáng đến cơ sở hạ tầng thiết bị. Cho nên giai đoạn này, về mặt hình thức, nhãn hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu, văn phòng cần đầu tư chất lượng.
5. Sẵn sàng về mặt tài chính
Các tập đoàn, ông lớn trên thế giới bỏ ra cả tỷ đô để phát triển thương hiệu, tiến lên chuyên nghiệp, tuy nhiên vẫn không lên chuyên nghiệp được. Cho nên để phát triển đi lên chuyên nghiệp, tổ chức mà cụ thể lãnh đạo/ hội đồng cổ đông phải có tiền và biết tiêu tiền. Nhiều lãnh đạo muốn chuyên nghiệp nhưng lại không muốn giảm lợi nhuận, Chi phí 632, 642 không muốn thay đổi. Hoặc có nhiều lãnh đạo không biết tiêu tiền, nói rõ hơn là “keo kẹt”.
6. Nguyên tắc 6/4 hoặc 7/3
Muốn phát triển chuyên nghiệp, lâu dài, tồn tại vĩnh cửu, lãnh đạo phải nhận thức rõ về nguyên tắc này. Doanh nghiệp Việt Nam có xu thế bóp méo đồng lương và không tuân thủ nguyên tắc này cho nên không thể chuyên nghiệp được, vẫn mãi là cò con. Tính đến lượng doanh nghiệp, loại này chiếm hớn 70%. Nguyên tắc này được hiểu, Làm ra 10 đồng, lãnh đạo/ ông chủ chỉ được phép cất giữ <= 7 đồng thôi, con >= 4 đồng phải chi cho nhân viên và cả việc duy trì độ chuyên nghiệp. Không tuân thủ nguyên tắc này, trước sau gì doanh nghiệp cũng sẽ chết bởi nguyên tắc này đã được áp dụng cả thế giới.
7. Tổ chức học tập
Nguyên tắc xây dựng tổ chức học tập là yếu tố quan trọng bậc không thể thiếu. Các doanh nghiệp thường khá yếu trong công tác tổ chức này, bởi, không biết đào tạo, không tạo cơ chế đào tạo đã từ lâu hình thành trong văn hoá doanh nghiệp Việt. Hiểu ra, tổ chức muốn phát triển phải là tổ chức mở, sắp xếp đào tạo để tất cả cùng nhân viên cùng học hỏi, và quan trọng Tổ chức phải biết cách tạo ra nhân viên biết làm việc trong thời gian đào tạo ngắn nhất và càng ngày càng ngắn. Điều này có thể được gọi là bí quyết công nghệ đào tạo, vẫn không thất thoát kiến thức của tổ chức mà còn biến tổ chức thành tổ chức mạnh học tập, mạnh chuyên môn without phân biệt tuổi tác, kinh nghiệm. Điều này tham chiếu quan trọng từ tư tưởng của nguyên tắc “Sự cam kết của lãnh đạo”. Nếu tổ chức không có kiến thức nền tảng từ người đi trước, bắc buộc phải outsoure, thuê ngoài để gia tăng kiến thức. Nếu tổ chức không làm được điều này mà cứ giữ kẻ, dấu nghề thì khó là lên chuyên nghiệp.
8. Cụ thể hoá ý tưởng, thực hiện
Tất cả các nguyên tắc được thực hiện nhưng thiếu nguyên tắc này thì khó thành công và rất có hiện thực chi tiết hoá việc quản lý. Đó là lượng số hoá các nguyên tắc vào hệ thống quản lý chất Lượng ISO 9001, 14001 hay các phần mềm quản lý trung tâm. Nguyên tắc này dựa trên sự tuân thủ và áp dụng Viết những gì anh sẽ làm, Plan; Làm những gì tổ chức đã viết, Do; Kiểm tra chéo, đánh giá nội bộ tất cả những gì anh làm, Check; và cải tiến các hoạt động sau khi kiểm tra đánh giá, Action. Đây được gọi là quản lý cớ chế có thưởng có phạt, tuân thủ tuyệt đối. Yếu tố này là nguyên tắc tổng hợp lớn nhất để đạt sự thành công trong quá trình chuyên nghiệp.
Trên đây là quản điểm để xây dựng tổ chức Tái cấu trúc chuyên nghiệp.
From Bob.
like
Trả lờiXóa