Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017
Hiện nay để thực hiện việc thông quan hàng hoá nhập khẩu, các đơn vị nhập khẩu ngoài việc tìm kiếm phương tiện vận chuyển, thủ tục hải quan thông qua các đơn vị Logistics hay Forwarder (Công ty vận chuyển và giao nhận), Doanh nghiệp còn phải thực hiện một thủ tục quan trọng là Kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các yêu cầu của Luật định. Hôm nay, chúng tôi sẽ cho các bạn tìm hiểu rõ về tổng quan các hoạt động kiểm tra chất lượng hiện nay.
Thứ nhất: Trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu kiểm tra chất lượng
Tất cả Các doanh nghiệp, người nhập khẩu phải tuân thủ bắc buộc các yêu cầu kiểm tra chất lượng theo quy định của Pháp luật. Theo đó, các hàng hoá doanh nghiệp nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam muốn được thông quan để đưa vào sử dụng, lưu thông đều bắc buộc phải đáp ứng hoạt động kiểm tra chất lượng. Trước khi đem hồ sơ đến cơ quan hải quan để thực hiện thông quan, Doanh nghiệp bắc buộc phải hoàn thành tất cả các thủ tục này.
Thứ hai: Đối tượng cần phải kiểm tra chất lượng
Hiện nay, Nhằm hạn chế hàng chất lượng thấp hoặc kém chất lượng. Quốc hội ban hành Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Luật tiêu chuẩn quy chuẩn quy định về cơ chế kiểm soát, kiểm tra chất lượng tất cả đối tượng sản phẩm hàng hoá. Trên cơ sở này, các Bộ ban ngành tiến hành ban hành các Thông tư, quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu các Doanh nghiệp, cá nhân phải tuân thủ kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho cuộc sống con người, vật nuôi, cây trồng vv...
Với mục đích trên, Luật hải quan cũng quy định đối với các hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu kiểm tra chất lượng. Theo đó, Các doanh nghiệp phải cung cấp giấy xác nhận kiểm tra chất lượng để được thông quan hàng hoá.
Cho nên, Tất cả các hàng hoá nằm trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đều phải thực hiện kiểm tra chất lượng, Cụ thể:
+ Tất cả các sản phẩm nằm trong Danh mục hàng hoá nhóm 2 của các bộ ban ngành,
+ Các hàng hoá nằm trong các Thông tư, Quy chuẩn Kỹ thuật,
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thứ ba: Các hình thức kiểm tra chất lượng
Tuỳ theo yêu cầu của các văn bản Pháp luật cũng như đối tượng hàng hoá. Hiện nay có rất nhiều hình thức thực hiện kiểm tra chất lượng như: Kiểm định, Giám định, Chứng nhận, Thử nghiệm, Kiểm tra nhà nước... Theo đó, Doanh nghiệp cần nắm các quy định để thực hiện lựa chọn hình thức cho phù hợp với đối tượng hàng hoá nhập khẩu của mình.
Thứ tư: Cơ quan thực hiện kiểm tra chất lượng kiểm tra hàng hoá
Việc thực hiện Kiểm tra chất lượng hàng hoá là hoạt động mang tính chuyên ngành đặc thù, cho nên, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện nay, để thực hiện hoạt động này, các cơ quan ban ngành như Bộ, Cục, Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức đánh giá, chỉ định các cơ quan đáp ứng năng lực thực hiện hoạt động này.
Để thực hiện yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hoá, Đơn vị nhập khẩu phải tìm đến các đơn vị được CHỈ ĐỊNH để thực hiện. Chú ý, nếu Giấy xác nhận kiểm tra chất lượng phải được cơ quan được chỉ định định đúng với lĩnh vực, đối tượng hàng hoá thì mời có giá trị hiệu lực cũng như thực hiện thông quan hàng hoá.
Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Cơ quan hải quan, hiện nay Các bộ ban ngành đã thực hiện chỉ định cho các tổ chức nổi bật sau đây:
2. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Hà Nội)
3. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Đà Nẵng)
4. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (HCM)
...
Các đơn vị trên là những Tổ chức đầu ngành hiện nay thực hiện với uy tín và chất lượng thực hiện kiểm tra chất lượng hiện nay.
Thứ năm: Các văn bản Pháp luật, quy định liên quan
1. Chứng nhận thép Nhập khẩu theo Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
2. Chứng nhậ hợp quy Thép cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN
3. Chứng nhận hợp quy Phân bón vô cơ Nhập khẩu theo Thông tư 29/2014/TT-BCT
4. Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em Nhập khẩu theo QCVN 03:2009/BKHCN
5. Chứng nhận Hợp quy Thiết bị Điện điện tử theo QCVN 04:2009/BKHCN
6. Chứng nhận Hợp quy Vật liệu Xây dựng theo QCVN 16:2014/BXD
7. Chứng nhận Hợp quy Thực phẩm nhập khẩu theo THÔNG TƯ 19/2012/TT-BYT, Luật an toàn thực phẩm
8. Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật nhập khẩu theo thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT
9. Chứng nhận hợp quy Thức ăn chăn nuôi theo Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT
Thứ năm: Các văn bản Pháp luật, quy định liên quan
1. Chứng nhận thép Nhập khẩu theo Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
2. Chứng nhậ hợp quy Thép cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN
3. Chứng nhận hợp quy Phân bón vô cơ Nhập khẩu theo Thông tư 29/2014/TT-BCT
4. Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em Nhập khẩu theo QCVN 03:2009/BKHCN
5. Chứng nhận Hợp quy Thiết bị Điện điện tử theo QCVN 04:2009/BKHCN
6. Chứng nhận Hợp quy Vật liệu Xây dựng theo QCVN 16:2014/BXD
7. Chứng nhận Hợp quy Thực phẩm nhập khẩu theo THÔNG TƯ 19/2012/TT-BYT, Luật an toàn thực phẩm
8. Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật nhập khẩu theo thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT
9. Chứng nhận hợp quy Thức ăn chăn nuôi theo Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT
Vậy cho nên, Các đơn vị doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam cần chú ý Thực hiện Chứng nhận, kiểm tra chất lượng và chú ý Các điểm sau:
+ Thực hiện Chứng nhận là điều bắc buộc
+ Phải được thực để trước khi Thông quan
+ Thực hiện tại Tổ chức được CHỈ ĐỊNH
+ Nắm rõ các Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá NK
Hi vọng thông qua bài Viết này, Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được điều kiện cần để Hoàn thành các thủ tục thông quan là kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hoá xem tại đây: LINK
+ Phải được thực để trước khi Thông quan
+ Thực hiện tại Tổ chức được CHỈ ĐỊNH
+ Nắm rõ các Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá NK
Hi vọng thông qua bài Viết này, Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được điều kiện cần để Hoàn thành các thủ tục thông quan là kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hoá xem tại đây: LINK
Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017
Loại hình nào khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa? Trước hết, hãy cùng hiểu một chút xem hàng nhập theo loại hình kinh doanh là như thế nào. Một cách đơn giản, nhập kinh doanh là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để sau đó bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất (ra hàng hóa tiêu thụ trong nước).
Một số ví dụ minh họa cho loại hình nhập kinh doanh để bạn tiện so sánh tham khảo: Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng; Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam Nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa); Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị v.v… Đến đây, giả sử bạn đã biết mình muốn nhập khẩu hàng theo loại hình kinh doanh, chẳng hạn NKD01 (mã mới trong VNACCS là A11).
Chuyển sang bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem hàng của bạn có thuộc loại Hàng cấm nhập, xin giấy phép? Rõ ràng, khi chuẩn bị nhâp hàng, bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây. Hàng có bị cấm nhập khẩu không? Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào? Tìm hiểu về Giấy phép nhập khẩu tại đây. Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có, của cơ quan nào? Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép. Để tìm hiểu cụ thể về mặt hàng nào bị cấm nhập, hay phải xin giấy phép, bạn có thể tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC.
Sau bước kiểm tra trên, khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Dưới đây, tôi tóm tắt theo trình tự (tương đối) về thời gian để bạn tiện theo dõi. Đây cũng là cách mà tôi thường tư vấn cho khách hàng khi họ chưa nắm rõ và muốn tìm hiểu chi tiết hơn.
Ký hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
+ Tên hàng
+ Quy cách hàng hóa Số lượng / trọng lượng hàng
+ Giá cả
+ Cách đóng gói
+ Và một số điều khoản quan trọng khác:
Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua. Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng. Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.
Tóm tắt sơ bộ 4 điều kiện phổ biến như dưới đây:
Điều kiện thương mại
Trách nhiệm của người mua
Ghi chú
Ex.Work
Vận tải bộ ở nước XK
Thủ tục hq nước XK
Vận tải biển Mua bảo hiểm hàng
Thủ tục hq ở VN
Vận tải bộ ở VN
Trách nhiệm của người mua là lớn nhất.
FOB
Vận tải biển
Mua bảo hiểm hàng
Thủ tục hq ở VN
Vận tải bộ ở VN
CIF: Thủ tục hq ở VN, Vận tải bộ ở VN
DDU: Cung cấp chứng từ để người bán làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Hải Phòng). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.
Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Với những điều kiện khác: ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, sẽ biết mình cần phải làm gì.
Làm thủ tục hải quan
Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, bạn đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Bạn có thể từ làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
Với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Tất nhiên, là người nhập khẩu, bạn phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan. Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc. Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
Đến đầu năm 2014, song song với việc truyền tờ khai trực tuyến (online), bạn vẫn cần chuẩn bị tờ khai gốc cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS giữ hàng). Tất nhiên tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.
Khi đó hồ sơ hải quan gồm:
Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng hóa.
Công việc tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi.
Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
Tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan tại đây.
Chuyển hàng về kho
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình. Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS lấy hàng rồi chở về địa điểm đích cho bạn.
Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ.
Chúc bạn làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, thuận lợi.
Chi tiết tham khảo thêm Thủ tục nhập khẩu hàng hoá
Một số ví dụ minh họa cho loại hình nhập kinh doanh để bạn tiện so sánh tham khảo: Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng; Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam Nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa); Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị v.v… Đến đây, giả sử bạn đã biết mình muốn nhập khẩu hàng theo loại hình kinh doanh, chẳng hạn NKD01 (mã mới trong VNACCS là A11).
Chuyển sang bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem hàng của bạn có thuộc loại Hàng cấm nhập, xin giấy phép? Rõ ràng, khi chuẩn bị nhâp hàng, bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây. Hàng có bị cấm nhập khẩu không? Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào? Tìm hiểu về Giấy phép nhập khẩu tại đây. Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có, của cơ quan nào? Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép. Để tìm hiểu cụ thể về mặt hàng nào bị cấm nhập, hay phải xin giấy phép, bạn có thể tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC.
Sau bước kiểm tra trên, khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Dưới đây, tôi tóm tắt theo trình tự (tương đối) về thời gian để bạn tiện theo dõi. Đây cũng là cách mà tôi thường tư vấn cho khách hàng khi họ chưa nắm rõ và muốn tìm hiểu chi tiết hơn.
Ký hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
+ Tên hàng
+ Quy cách hàng hóa Số lượng / trọng lượng hàng
+ Giá cả
+ Cách đóng gói
+ Và một số điều khoản quan trọng khác:
- Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW...),
- Thời gian giao hàng Thanh toán: thời hạn,
- Phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)...
Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua. Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng. Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.
Tóm tắt sơ bộ 4 điều kiện phổ biến như dưới đây:
Điều kiện thương mại
Trách nhiệm của người mua
Ghi chú
Ex.Work
Vận tải bộ ở nước XK
Thủ tục hq nước XK
Vận tải biển Mua bảo hiểm hàng
Thủ tục hq ở VN
Vận tải bộ ở VN
Trách nhiệm của người mua là lớn nhất.
FOB
Vận tải biển
Mua bảo hiểm hàng
Thủ tục hq ở VN
Vận tải bộ ở VN
CIF: Thủ tục hq ở VN, Vận tải bộ ở VN
DDU: Cung cấp chứng từ để người bán làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Hải Phòng). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.
Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Với những điều kiện khác: ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, sẽ biết mình cần phải làm gì.
Làm thủ tục hải quan
Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, bạn đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Bạn có thể từ làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
Với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Tất nhiên, là người nhập khẩu, bạn phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan. Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc. Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch ... nếu có.
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
Đến đầu năm 2014, song song với việc truyền tờ khai trực tuyến (online), bạn vẫn cần chuẩn bị tờ khai gốc cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS giữ hàng). Tất nhiên tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.
Khi đó hồ sơ hải quan gồm:
- Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 02 bản gốc
- Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản gốc
- Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y Hóa đơn thương mại: 01 bản gốc (thay bằng bản sao theo quy định mới trong thông tư 128)
- Vận đơn & Lệnh giao hàng: 01 bản sao
- Giấy nộp thuế: 01 bản sao & 01 bản chính (để đối chiếu)
- Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng…
Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng hóa.
Công việc tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi.
Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
Tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan tại đây.
Chuyển hàng về kho
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình. Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS lấy hàng rồi chở về địa điểm đích cho bạn.
Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ.
Chúc bạn làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, thuận lợi.
Chi tiết tham khảo thêm Thủ tục nhập khẩu hàng hoá
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017
Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm.
Mã HS, tiếng Anh là HS Code, là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo một hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System).
Nói đơn giản hơn, HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nghĩa là, khi xác định được mã này, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để xác định hay tra cứu mã HS Code một cách chính xác?
Ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy “đau khổ” như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế (đều mệt), chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan chậm trễ…Vì vậy, tốt nhất là nên cẩn trọng từ đầu. Có một số cách tôi thường sử dụng (riêng lẻ hoặc kết hợp) như sau:
Thứ nhất: Cách đầu tiên và cũng rất hiệu quả là… hỏi. Muốn biết thì phải hỏi thôi. Hỏi ai đây? Tất nhiên là tìm những người có nhiều kinh nghiệm, đã làm nhiều lô hàng mà hỏi. Rất có thể họ đã làm đúng loại hàng hoặc nhóm mặt hàng bạn đang quan tâm. Nếu may mắn, chỉ cần một cú điện thoại đến đúng người, bạn đã có câu trả lời chính xác.
Bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Tất nhiên, mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi.
Thứ hai: Còn nếu bạn không hoặc chưa tìm được ai có thể hỏi, thì đành phải tự lực cánh sinh thôi. Giờ việc phải làm là tra cứu trong …Biểu thuế suất xuất nhập khẩu.
Bạn nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách in. còn sách in thì phải đầu tư thôi (giá gần 400k quyển). Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), tra tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.
Chẳng hạn khi tìm mã HS cho vợt bóng bàn, bạn gõ cụm từ “bóng bàn” trên Website Tổng cục hải quan, sẽ tìm được kết quả thuộc nhóm 9506. Và vợt bóng là dụng cụ cho môn bóng bàn, nên mã đầy đủ của vợt bóng bàn sẽ là 9506 4090.
Thứ ba: Nếu dùng cách này mà kết quả chưa như ý muốn, bạn tiếp tục cách tiếp theo …
Tra cứu trực tuyến
Tra cứu trên trang hssearch.net: Trang web này khá hữu ích trong việc tra mã HS trực tuyến. Tuy nhiên nhược điểm là bạn sẽ mất phí hội viên để sử dụng các tính năng đầy đủ. Theo như tôi biết (và đã trả tiền), phí hiện đang là 80.000 đồng/6 tháng và100.000 đồng/năm.
Để sử dụng, bạn đăng nhập, và gõ tên hàng vào ô tìm kiếm. Chẳng hạn khi gõ “vợt bóng bàn”, thấy ngay các kết quả: mã 95064090 cho vợt, cốt vợt, và mặt vợt. Vậy là đã có kết quả rồi.Mất chút phí cũng nhanh hơn phải không? Tôi thấy dùng trang này khá hữu hiệu. Không biết anh webmaster của trang này có nguồn dữ liệu đâu hay thế!
Những cách trên nghe thì hay, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được kết quả suôn sẻ như vậy.
Thên thực tế, có hai khả năng dễ xảy ra khi dùng những công cụ trên:
Thên thực tế, có hai khả năng dễ xảy ra khi dùng những công cụ trên:
Chẳng thấy kết quả nào có vẻ khả quan. Với trường hợp này, bạn đành phải chịu khó mất thời gian mở từng chương trong cuốn biểu thuế giấy ra tra cứu thôi. Sử dụng phương pháp loại trừ với những chương mà theo kinh nghiệm bạn biết chắc là không phù hợp. Sau đó thu hẹp dần, và chọn chương, nhóm, phân nhóm phù hợp nhất.
Tìm thấy nhiều kết quả đều có khả năng đúng. Khi đó căn cứ vào công dụng, vật liệu… của hàng hóa mà lựa chọn kết quả phù hợp.
Thực ra, về mặt lý thuyết, bạn phải sử dụng 6 quy tắc phân loại hàng hóa (có in ở đầu quyển biểu thuế nêu trên). Nghiên cứu & áp dụng nhiều lần, bạn sẽ nắm được cách sử dụng những quy tắc này. Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục.
Tất nhiên, còn một tuyệt chiêu cuối cùng mà cả tôi và bạn sẽ ít khi muốn dùng tới. Đó là phân tích phân loại. Không thể tự xác định được thì đành phải nhờ sự trợ giúp của cơ quan hải quan. Lúc đó, cần làm thủ tục lấy hàng mẫu rồi đưa đến trung tâm phân tích phân loại của hải quan để họ tiến hành nghiệp vụ xác định mã HS. Và chắc chắn cách này sẽ cho kết quả. Như vậy, trong bài viết này tôi đã trình bày một số cách tra cứu và áp mã HS hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặc dù có thể còn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn trong công việc của mình.
Chúc các bạn gặp thuận tiện trong việc tra cứu & áp mã HS cũng như làm thủ tục hải quan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN
CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN - Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ ban hành thông tư ...
-
CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO NHẬP KHẨU Căn cứ Thông tư 10/2017 – BXD ban hành ngày 29/09/2017 kèm theo QCVN 16:2017/BXD có hiệu lực từ...
-
CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN - Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ ban hành thông tư ...
-
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT Email: Info@vietcert.org Website: www.vietcert.org QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN H...