Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG

  CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG

         THỦ TỤC CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯỜNG

                          



1. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD cho các đơn vị sản xuất 
trong nước: Các đơn vị sản xuất sơn trong nước được chứng nhận theo phương thức 5 (theo 
thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:
      - Cung cấp thông tin sản phẩm và thông tin công ty cho VIETCERT qua bản đăng ký chứng nhận
      - Tiến hành soạn thảo hợp đồng
      - Tiến hành đánh giá tại nhà máy và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm
      - Cấp chứng chỉ hợp quy
Chú ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì yêu cầu cần có Hệ thống quản lý ISO 9001 hoặc bộ
 hệ thống tài liệu tương đương.

    2. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn cho các đơn vị nhập khẩu: Với các đơn vị nhập khẩu sơn thì
 được chứng nhận theo phương thức 7 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận
 như sau:
     - Đơn vị nhập khẩu tiến hành đăng ký chứng nhận sản phẩm qua bản đăng ký chứng nhận
    - Cung cấp cho VIETCERT các hồ sơ nhập khẩu cần thiết (Hợp đồng, hóa đơn, bill, packing list, CO, CQ, ISO 9001 (nếu có), tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)
   - Nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận để tiến hành lấy hàng về kho bảo quản (nếu được phép)VIETCERT sẽ cử người lấy mẫu tại kho hoặc tại cảng để đem về thử nghiệm
    - Cấp chứng chỉ hợp quy khi có kết quả
Chú ý: Với các đơn vị đăng ký chứng nhận nhiều thì VIETCERT sẽ cấp quyền truy cập phần mềm nhập khẩu của VIETCERT để tiến hành đăng ký qua mạng nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian
      * Ưu điểm của VIETCERT
      - Thời gian cấp chứng nhận nhanh chóng
      - Giá thành hợp lý
      - Hỗ trợ việc công bố tại Sở Xây dựng
    P/s: Với các đơn vị sản xuất trong nước, VIETCERT có chức năng đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001 nên sẽ cực kỳ thuận lợi cho khách hàng về thời gian và chi phí.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
Mọi chi tiết xin liên hệ.
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Miền Bắc: Ms. Vân - 0903 518 929; Ms Nga- 0903 518 929
Miền Trung: Mr. Thắng - 0903 525 899
Miền Nam: Mr. Tưởng - 0905 849
--------------------------------------------------------------


CHỨNGNHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM NỒI HẤP

1. Căn cứ vào QUYẾT ĐỊNH 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (National technical regulation on safety for electrical and electronic appliances) ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-­BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng BKHCN, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2009 Bắt buộc những sản phẩm " nồi hấp" bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

                


2. Quy trình Chứng nhận hợp quy lò nướng điện nhập khẩu:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra nhà nước ở chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi mở tờ khai.
Bước 2: Đăng ký chứng nhận hợp quy ở Vietcert  ( bao gồm bộ hồ sơ nhập khẩu)
Bước 3: Lấy mẫu kiểm tra đạt cấp chứng chỉ.
Bước 4: Bổ sung hồ sơ còn thiếu lên chi cục TDC trong 15 ngày làm việc.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY VIETCERT được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhận hợp quy. VietCert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đa lĩnh vực sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng. 
Mọi chi tiết xin liên hệ.
-------------------------------------------
Trung Tâm Giám Định Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VIETCERT
Địa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Liên hệ tư vấn: Mr Nhất - 0905 814 299

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO XI MĂNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO XI MĂNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHỤ GIA CHO XI MĂNG, BÊ TÔNG VÀ VỮA

    DEMING là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Bộ xây dựng cấp phép hoạt động  theo Quyết định số 1394/QĐ-BXD với chức năng nhiệm vụ chính: thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật với số hiệu QCVN 16:2014/BXD

           Hiện nay, tất cả các sản phẩm có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

           Phụ gia cho bê tông và vữa nằm trong nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy theo Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD. Phụ gia cho bê tông và vữa là các chất được đưa vào trong quá trình sản xuất bê tông và vữa để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông, vữa sau khi đóng rắn và cốt thép trong bê tông. Phụ gia cho bê tông và vữa bao gồm phụ gia khoáng và phụ gia hoá học. 

Chứng nhận hợp quy vảigiám định vải 


Quy trình chứng nhận hợp quy phụ gia cho bê tông và vữa:
1. Làm hợp đồng
2. Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất. (PT5).
  • Với đơn vị nhập khẩu  thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, khách hàng sẽ cung cấp  bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…), sau khi đăng ký chứng nhận thì cầm bản đăng ký chứng nhận lên trình hải quan để lấy hàng về kho (trong trường hợp được phép giải phóng hàng về trước), đồng thời sắp xếp lịch đánh giá và lấy mẫu lô hang.
  • Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
3. Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
4. Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)
5. Hỗ trợ khách hàng công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.
6. Giám sát nhà máy ( với Phương thức 5) 12 tháng/lần.
        Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
       Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7


HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7
Viện Năng Suất Chất Lượng Deming
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây Dựng ban hành Thông Tư số 10/2017/TT-BXD, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018
I. Hồ sơ công bố hơp quy chứng nhận theo phương thức 7
Theo khoản 2 điều 5 TT10/2017/TT-BXD, hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
VietCert, Deming, Chứng nhận hợp quy
- Bản công bố hợp quy
- Bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy
- Bản sao y bản chính kết quả thử nghiệm
II. Trình tự công bố hợp quy
Theo khoản 3 điều 5 TT10/2017TT-BXD
a) Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ công bố hợp quy qua đường bưu điện tới Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đăng ký kinh doanh.
b) Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy.
c) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, Sở Xây dựng ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
d) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không hợp lệ, Sở Xây dựng ban hành Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
4. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
a) Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp.
b) Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng.
Một số lưu ý trong làm hồ sơ công bố hợp quy:
-Đối với bản công bố hợp quy:
+ Số công bố là do Doanh nghiệp quyết định và quản lý (ví dụ: lần đầu công bố sản phẩm A, thì bản công bố sản phẩm A đó số 1, lần 2 công bố sản phẩm B thì là số 2)
+ Tên hàng hóa: phải thể hiện tên hàng hóa phù hợp với quy đinh tại QCVN 16:217/BXD
+Tên chỉ tiêu kỹ thuật công bố: phải thể hiện đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm.
+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin
-Đối với chứng chỉ:
+ Tên sản phẩm, hàng hóa: phải thể hiện tên hàng hóa phù hợp với quy đinh tại QCVN 16:217/BXD
+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin
-Đối với Phiếu kết quả thử nghiệm:
+ Tên chỉ tiêu kỹ thuật thử nghiệm: phải thể hiện đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm
+ Phương pháp thử và Yêu cầu: phải áp dụng đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm.

Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Mr Bob - 0905 952 099

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Điều khoản chuyển tiếp từ NĐ 202 sang NĐ 108 của Phân bón thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp

 Điều 47. Quy định chuyển tiếp
1Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.
6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.
7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.
13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH KHÔNG NUNG- 0903 520 160


Gạch không nung tự nhiên và gạch papanh:

Sản xuất với nguyên liệu từ xỉ than, vôi bột và ít xi măng trộn đều bằng máy hoặc thủ công, gạch không nung papanh được đóng bằng tay hoặc máy công suất nhỏ với áp suất độ nén thấp. Gạch papanh có cường độ chịu lực kém, khả năng hút nước cao, hiện nay gạch papanh dùng lát vỉa hè được sản xuất dây chuyền hiện đại có khả năng chịu lực tốt hơn.

Gạch không nung xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch block:

Sản xuất với nguyên liệu từ xi măng và một số thành phần như mạt đá sạch, cát đen, xỉ than nhiệt điện, cát vàng, phế thải công nghiệp.

Với khả năng chịu lực tôt nhất trong các loại gạch không nung (trên 80kg/cm2) tỉ trọng cũng lớn nhất (trên 1900kg/m3) đối với gạch đặc nhưng vẫn nhỏ hơn so với gạch đất nung.

Gạch không nung xi măng cốt liệu được chính phủ khuyến khích sử dụng  và ưu tiên phát triển do đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí xây dựng như dễ sử dụng dùng vữa như gạch nung mà tốc độ xây dựng nhanh hơn nhiều.

Diện tích đất xây dựng ngày càng thu hẹp, các chung cư là điều tất yếu, sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu là tất yếu do khả năng chịu lực hơn hẳn mang lại độ chắc chắn cho công trình. Một công trình yêu cầu cường độ chịu lực 80kg/cm2 với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng gạch lỗ 1400kg/m3 là đã vượt 100kg/cm2 trong khi gạch đất nung cần gạch đặc 1800kg/m3 vừa nặng hơn mà chịu lực kém hơn chưa kể các vấn đề như chịu nhiệt và cách âm.
 

Gạch không nung bê tông nhẹ hoặc siêu nhẹ:

Về cơ bản có hai loại gạch bê tông nhẹ là gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng ápđược sử dụng nhiều trong các công trình dân sinh hoặc sửa chữa cơi nới nhà do đặc điểm nhẹ.

Gạch không nung bê tông bọt sản xuất với nguyên liệu là xi măng, tro bay từ các nhà máy nhiệt điện, cát mịn kèm phụ gia tạo bọt, hỗn hợp tạo bọt được trộn riêng rồi phối với nguyên liệu còn lại. Hỗn hợp này được đóng khuôn thủ công rồi qua quá trình để khô tự nhiên thường là 30 ngày để quá trình bê tông hóa cùng khô tự nhiên làm viên gạch đạt chuẩn có thể sử dụng, sau khi đạt tiêu chuẩn gạch bê tông bọt có cường độ nén là 3-4 Mpa, khối lượng 700kg/m3. Do phơi khô tự nhiên sử dụng sân bãi diện tích lớn cần ánh sáng và thời tiết khô ráo cũng như tưới nước để tránh nứt vỡ nên gạch bê tông bọt phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết mặc dù máy móc có thể vận chuyển đến nơi xây dựng để sản xuất tại chỗ.

Do quá trình trộn hỗn hợp bọt với nguyên liệu cùng để khô tự nhiên, kèm tro bay nên nếu không đạt chuẩn gạch bê tông bọt chịu lực kém hơn bê tông khí chưng áp nếu cùng trọng lượng, quá trình đóng khuôn thủ công và phụ thuộc vào thời tiết nên sản lượng không cao và nhiều lúc không đảm bảo tiến độ công trình.

Gạch không nung bê tông khí chưng áp AAC (Autoclaved Aerated Concrete) hay còn gọi là gạch nhẹ hay gạch siêu nhẹ được sản xuất với nguyên liệu là nước, xi măng, đá vôi, thạch cao, cát vàng, bột nhôm, chất tạo khí. Công nghệ sản xuất gạch bê tông khí được phát minh ở Thụy điển vào năm 1924 được sử dụng ở Châu Âu hơn 80 năm, Viễn đông và trung đông hơn 40 năm, Châu úc và châu mỹ hơn 20 năm, các nước Singapore, Thái lan, Indonexia, Malayxia từ năm 1990.

Khi hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều nhôm sẽ phản ứng với vôi và nước tạo thành khí rồi được chuyển vào khuôn tạo hình cắt hình dạng theo ý muôn, sau đó gạch được đưa vào nồi hấp khí chưng áp trông 12h. Trong nồi hấp khí chưng áp Ca(OH)2 phản ứng với cát thạch anh tạo thành hydrat silicat canxi với cấu trúc tinh thể cường độ cao, sau khi gạch ra khỏi nồi hấp có thể sử dụng luôn.

Gạch không nung bê tông nhẹ (gạch siêu nhẹ, gạch nhẹ) có trọng lượng bằng 1/2 hay 1/3 so với gạch đất nung do kết cấu khí chiếm 80% thể tích viên gạch đó là lý do nó có thể nổi trên mặt nước, cách âm vượt trội và cách nhiệt hay chống cháy tốt. Do bề mặt viên gạch khá mịn nên khi xây xong tường thường không phải trát vữa mà bả sơn luôn.

Về độ chịu lực của gạch không nung bê tông bọt với gạch bê tông khí nếu có cùng cường độ chịu lực (Mac) gạch bê tông bọt nặng 1000kg thì bê tông khí chưng áp là 800

Gạch bê tông nhẹ được sử dụng khá nhiều ở các công trình dân sự xây nhà hay xây thêm tầng.
Khi cần chứng nhận hợp chuẩn hợp quy gạch theo QCVN16:2017/BXD liên hệ trung tâm chứng nhận Vietcert.
Mọi thông tin liên hệ : Ms.Yến 0903 520 160

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may - Ms Quyên 0903 587 699

Từ ngày 1/1/2019 Sản phẩm dệt may phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện thông qua bài viết “Hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm dệt may” dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
Các hình thức công bố hợp quy:
Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
  • Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;
  • Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP .
Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
  • Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;
  • Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định  107/2016/NĐ-CP.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);
  • Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. 

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG - MS.SANDY

Căn cứ vào QCVN 16:2017/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng BXD, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BXD thì các sản phẩm, hàng hóa là sơn tường dạng nhũ tương phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí hoàn thiện công trình. 
Việc sử dụng sơn tường dạng nhũ tương có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì vậy khi sản xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm sơn này doanh nghiệp phải làm chứng nhận hợp quy cũng như công bố hợp quy.
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert – Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương theo QCVN 16:2017/BXD; Chứng nhận ISO 9001...

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thủ tục nhanh gọn, giá cả cạnh tranh, vui lòng liên hệ hotline:
Ms.Ngọc Chân – 0903 370 760

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

CÁC VĂN BẢN NÀO QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN ?


CÁC VĂN BẢN NÀO QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN ?
Có rất nhiều văn bản quy định về lĩnh vực in ấn, tuy nhiên để các bạn tránh bị rối trong các văn bản khác nhau. VIETCERT xin nêu một số các văn bản quan trọng liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu máy in như sau: 
Thông tư 41/2016/ TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/03/ 2017 quy định danh mục hàng hóa thiết bị phải xin Giấy phép nhập khẩu máy in theo mã HS.
Nghị đinh 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ về việc” Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2014 của chính phủ quy định về hoạt động in.
Văn bản hợp nhất – Bộ thông tin truyền thông Số: 01/VBHN-BTTTT, ngày 30 tháng 3 năm 2018  là văn bản mới nhất hiện nay. Văn bản này sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2018. Theo văn bản này, danh sách các thiết bị in phải xin giấy phép nhập khẩu được rút gọn và thủ tục đơn giản hơn 
* XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN Ở ĐÂU?
Giám Định Máy Móc, Chứng Nhận Hợp Quy
Đơn vị duy nhất cấp giấy phép nhập khẩu máy in là Cục xuất bản, in và phát hành thuộc Bộ Thông tin và truyền thông
Địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn, Kiếm Hà Nội.

* HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN NỘP ONLINE CÓ ĐƯỢC KHÔNG HAY BẮT BUỘC PHẢI NỘP BẢN CỨNG?
Hồ sơ bắt buộc nộp bản cứng.
Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp theo đường bưu điện.
Thường các đơn vị ở xa rất khó khăn trong việc nộp hồ sơ, chuyển phát nhanh thì sợ thất lạc và hồ sơ không kịp thời, nên các bạn ở Hà Nội có thể đóng vai người đưa thư trong trường hợp này.
* HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN BAO GỒM NHỮNG GÌ ?
Trước khi có bản nhất số 01/VBHN-BTTTT: độ phức tạp của hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in căn cứ theo mục đích kinh doanh hay mục đích sản xuất. Xin giấy phép nhập khẩu máy in cho mục đích sản xuất là phức tạp nhất vì doanh nghiệp phải có Tờ khai hoạt động cơ sở in Cấp tại Sở thông tin truyền thông nơi doanh nghiệp hoạt động 
Nhưng từ khi văn hợp nhất số 01/VBHN-BTTTT có hiệu lực, hồ sơ đơn giản hơn nhiều
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in cho cả mục đích kinh doanh và mục đích sản xuất bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh: không bắt buộc phải có mã ngành nghề về in ấn
- Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu: Mẫu 04 của Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BTTTT
- Catalog của sản phẩm 
- Hợp đồng mua bản, invoice packing list
Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép nhập khẩu (mới) doanh nghiệp bắt buộc phải khai số serial của thiết bị in
* XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN MẤT BAO LÂU?
Theo quy định, thời gian là sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ bản cứng HỢP LỆ Cục xuất bản, in và phát hành phải cấp giấy phép nhập khẩu.
Tuy nhiên thường các đơn vị chủ quan trong việc tìm hiểu thông tin nên thường đến khi hàng về cảng mới biết mặt hàng của mình cần xin giấy phép VÀ hồ sơ nộp lên không hợp lệ, thiếu chỗ này chỗ kia làm mất nhiều thời gian gửi đi gửi lại mới xong
Vì vậy cần kiểm tra thủ tục trước khi nhập hàng, xin giấy phép đầy đủ và tự tin nhập. Nếu hồ sơ chuẩn chỉ, nộp đúng người thì có thể có giấy phép TRONG 1-2 NGÀY làm việc
* GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN CÓ GIÁ TRỊ BAO LÂU?
Giấy phép có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan.
Giấy phép được cấp cho từng máy cụ thể ( theo cả số model và số Seri máy). Vì vậy không thể sử dụng lại giấy phép này cho những thiết bị cùng loại cho các lô hàng khác nhau
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Mr Ấn - 0905 952 099
Mail: logistics@vietcert.org

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Khi nào thì bắt buộc làm hợp quy/ giám định hàng dệt may, vài - Ms Quyên 0903 587 699/ 0988 604 484

1. THÔNG TIN CHUNG:
Kể từ ngày 01/5/2017, các sản phẩm dệt may phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về  mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyn hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Tuy nhiên Bộ công thương đã chuyển ngày hiệu lực thực hiện hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT sang ngày 01/01/2019

Sản phẩm dệt may có 3 nhóm:
– Nhóm số 01 :  Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.
–  Nhóm s   02:  Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
– Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

2. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY:
Các hình thức công bố hợp quy
– Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
– Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
a) Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: giấy tiếp nhận công bố hợp quy của Sở Công Thương

4. Các sản phẩm dệt may bắt buộc công bố hợp quy bao gồm:

Mã hàng
Danh mục sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy
5007
Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm
5111
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô
5112
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ
5113.00.00
Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa
5208
Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2
5209
Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m2
5210
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m2
5211
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/ m2
5212
Vải dệt thoi khác từ sợi bông
5309
Vải dệt thoi từ sợi lanh
5310
Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03
5311
Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy
5407
Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi từ các loại sợi thuộc nhóm 54.04
5407.10
—Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao bằng ni lông hoặc các polyamit hoặc các polyeste khá
5407.41.10
—Vải lưới ni lông dệt thoi từ sợi filament không xoắn thích hợp để sử dụng như vật liệu gia cố cho vải sơn dầu
5408
Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi từ các loại nguyên liệu thuộc nhóm 54.05
5512
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên
5513
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2
5514
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m2
5515
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp
5516
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo
5601
Mền xơ bằng vật liệu dệt và các sản phẩm của nó; các loại xơ dệt, chiều dài không quá 5 mm (xơ vụn), bụi xơ và kết xơ (neps)
5602
Phớt, nỉ đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
5603
Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp
5701
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, thắt nút, đã hoặc chưa hoàn thiện
5702
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, dệt thoi, không chần sợi vòng hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện, kể cả thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” và các loại thảm dệt thủ công tương tự.
5703
Thảm và các loại hàng dệt hải sản khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện
5704
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, từ phớt, không chần hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện
5705
Các loại thảm khác và các loại hàng dệt trải sàn khác, đã hoặc chưa hoàn thiện
5801
Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06
5802
Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06; các loại vải dệt chần sợi nổi vòng trừ các sản phẩm thuộc nhóm 57.03
5803
Vải dệt quấn, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06
5804
Các loại vải tuyn và các loại vải dệt lưới khác, không bao gồm vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các loại vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến 60.06
5806.10
Vải dệt thoi có tạo vòng lông (kể cả vải khăn lông và các loại vải dệt nổi vòng tương tự) và vải dệt từ sợi sơnin (chenille)
5806.20
Vải dệt thoi khác, có chứa sợi đàn hồi (elastomeric) hoặc sợi cao su từ 5% trở lên tính theo trọng lượng
5811
Các sản phẩm dệt đã chần dạng chiếc, bao gồm một hay nhiều lớp vật liêu dệt kết hợp với lớp đệm bằng cách khâu hoặc cách khác, trừ hàng thêu thuộc nhóm 58.10
5903
Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02
5905
Các loại vải dệt phủ tường.
6001
Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc
6002
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01.
6003
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02.
6004
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 60.01
6005
Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc các nhóm 60.01 đến 60.04
6006
Vải dệt kim hoặc móc khác
6101
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03
6102
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04
6103
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6104
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6105
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6106
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouse), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6107
Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6108
Váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộpyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6109
Áo phông, áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc
6110
Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc
6111
Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.
6112
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc
6113.00.40
Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07
6114
Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc.
6115
Quần tất, quần nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày, dép không đế, dệt kim hoặc móc
6115.10.10
– – Vớ cho người giãn tĩnh mạch, từ sợi tổng hợp
6116
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc
6117
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác, dệt kim hoặc móc; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ
6201
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.
6202
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04
6203
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
6204
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
6205
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai
6206
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
6207
Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
6208
Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
6209
Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em
6210
Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07.
6211
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác
6212
Xu chiêng, gen, áo nịt ngực (corset), dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc
6213
Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ
6214
Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự
6215
Cà vạt, nơ con bướm và cravat
6216
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao
6217
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác; các chi tiết của quần áo hoặc của phụ kiện may mặc, trừ các loại thuộc nhóm 62.12
6301
Chăn và chăn du lịch
6302
Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường (bed linen), khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp
6303
Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường
6304
Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04
6307.10
–Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự
6308
Bộ vải bao gồm vải dệt thoi và chỉ, có hoặc không có phụ kiện, dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ
6404.11
– – Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự
6501.00.00
Các loại thân mũ hình nón, hình chuông bằng phớt (nỉ, dạ), chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành; thân mũ chóp bằng và thân mũ hình trụ(kể cả thân mũ hình trụ đa giác), bằng phớt (nỉ, dạ)
6502.00.00
Các loại thân mũ, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng vật liệu bất kỳ, chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành, chưa có lót, chưa có trang trí
6504.00.00
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí
6505
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí
9404
Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc
 9619
Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.
Với dịch vụ chứng nhận nhanh, chi phí thấp, giải đáp mọi thắc mắc kịp thời, CÔNG TY VITEST rất mong được đồng hành cùng quý khách
Liên hệ hỗ trợ: Ms Quyên 0903 587 699/ 0988 604 484
Email: daquyen.vietcert@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN - Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ ban hành thông tư ...